LỢI ÍCH KHI HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP TẠI PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH HÀ GIANG

I. Khi học tập tại Phân hiệu tỉnh Hà Giang, các em có được những lợi ích như sau:

1. Được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại tỉnh Hà Giang. Chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao. Bằng tốt nghiệp do Đại học Thái Nguyên cấp.

2. Được tiếp cận và học tập với đội ngũ giảng viên là Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ và các nhà khoa học đến từ hệ thống các trường thuộc Thái Nguyên và các trường Đại học, Học viện có uy tín trong và ngoài nước. Được học tập tại môi trường hiện đại, năng động với các phòng nghiên cứu, thực hành chuyên sâu, khuôn viên trường đẹp, thoáng mát…; Thư viện điện tử được trang bị máy tính kết nối với Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên.

3. Được học tập ngay trong tỉnh  nên việc đi lại của các em thuận lợi, gần gia đình, người thân; thường xuyên nhận được tình cảm, sự thương yêu, chăm sóc, chia sẻ từ gia đinh. Các chi phí sinh hoạt hàng ngày sẽ giảm thiểu tối đa so với đi học ngoài tỉnh.

4. Được hưởng các quyền lợi sau:

4.1. Miễn giảm học phí dành cho sinh viên ngành ngoài sư phạm

– Miễn học phí: + Sinh viên là con của người có công với cách mạng hoặc thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng + Sinh viên tàn tật, khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo + Sinh viên là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. + Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người (16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người: Cống, Mảng, PuPéo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ)  

– Giảm học phí: sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền: Được giảm 70% học phí  

4.2. Trợ cấp dành cho các đối tượng

Sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao, người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, người tàn tật theo quy định chung của Nhà nước; sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: được hưởng từ 100.000 đồng đến 140.000 đồng/người/tháng; hưởng 11 đến 12 tháng/năm

4.3. Hỗ trợ chi phí học tập

– Đối tượng hưởng: sinh viên là người dân tộc thiểu số hộ nghèo và cận nghèo.

– Mức hưởng: 60% mức lương cơ sở/người/tháng. Thời gian hưởng: 10 tháng/năm;

4.4. Hỗ trợ học tập

– Đối tượng: Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người,  Gồm 16 dân tộc sau:  Cống, Mảng, PuPéo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ)

– Mức hưởng: 100% mức lương cơ sở/người/tháng. Thời gian hưởng: 12 tháng/năm đối với học sinh, sinh viên học đủ 9 tháng/năm (nếu học không đủ 9 tháng/ năm được hưởng theo thời gian học thực tế).

4.5. Các chế độ đối với Sinh viên học ngành Sư phạm 

– Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí

– Hỗ trợ chi phí sinh hoạt:   3,63 triệu đồng/người/tháng (theo NĐ 116 của Chính phủ).  

* Đối với ngành Giáo dục mầm non (trình độ cao đẳng)

– Học bổng chính sách:

+ 100% mức tiền lương cơ sở/người/tháng đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật;

+ 80% mức tiền lương cơ sở/người/tháng đối với sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; sinh viên người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới và hải đảo;

+ 60% mức tiền lương cơ sở/người/tháng đối với sinh viên người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Thời gian hưởng: 11 đến 12 tháng/năm

– Các khoản hỗ trợ khác theo chính sách nội trú: Hỗ trợ 1 lần số tiền 1.000.000 đồng/người/khóa đào tạo để mua đồ dùng cá nhân (thời gian hưởng: Cuối khoá học)

4.6. Học bổng khuyến khích học tập và các loại học bổng khác

Hưởng theo quy định hiện hành và quy định của cơ sở chủ trì đào tạo.

4.7. Các quyền lợi và lợi ích khác

– Được tham gia các hoạt động nghiệp vụ ngoài giờ lên lớp: Nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, trải nghiệm học tập, tham quan thực tế, tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên bộc lộ được tài năng.

– Được xét đề nghị kết nạp đảng khi có đủ điều kiện.

– Được cấp Thẻ bảo hiểm y tế

IV. Cơ hội việc làm rất cao sau khi tốt nghiệp

1. Đối với các ngành Sư phạm (theo báo cáo sơ kết học kỳ 1 năm học 2022-2023 của Sở giáo dục và Đào tại tỉnh Hà Giang):

+ Tính đến ngày 10/01/2023 toàn tỉnh thiếu khoảng 3.393 cán bộ, giáo viên, nhân viên (khu vực thiếu nhiều giáo viên, nhân viên nhất là Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, Xín Mần, Bắc Quang).

+ Đến năm 2030, toàn ngành GD&ĐT tỉnh Hà Giang cần phải bổ sung khoảng 4.200 cán bộ, giáo viên thay thế cho những người nghỉ chế độ hưu trí, nghỉ trước tuổi.

2. Đối với các ngành ngoài sư phạm: (theo Công văn số 3895/UBND-VHXH ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang),Tỉnh Hà Giang đang trên đà phát triển, nhu cầu đáp ứng về nguồn nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là rất lớn, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại.

Dự kiến: Nhu cầu nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học tỉnh Hà Giang trong 10 năm tới (giai đoạn 2021 – 2030) được xác định là 23.000 người trình độ đại học và sau đại học  trong đó:

+ Nhóm ngành Nông – Lâm – Thủy sản: Dự kiến trên 1.000 người,

+ Nhóm ngành Công nghiệp – Xây dựng: Dự kiến trên 2.000 người,

+ Nhóm ngành Dịch vụ: Dự kiến: trên 20.000 người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *